Hiện tượng nóng lên toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu
thời tiết, làm lượng mưa thay đổi, băng tan…kéo theo nhiều hệ quả không tốt.
Trái Đất Nóng Lên Gây Ra Hậu Quả Gì? |
Các nhà khoa học đưa ra nhận xét, tác động của con người
là nguyên nhân số một gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, do phá rừng và tăng
lượng khí thải carbon từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Khí cacbonic, metan và các
khí độc hại khác được con người thải ra bầu khí quyển hoạt động như một tấm màn
chắn giữ lại sức nóng từ mặt trời và khiến trái đất nóng lên. Điều này thay đổi
hệ khí hậu của Trái đất, trong đó có khí quyển, đất đai, đại dương và băng.
1. Ô Nhiễm Bầu Không Khí
Ô Nhiễm Bầu Không Khí Trầm Trọng |
Nhiệt
độ tăng cao làm cho tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hơn do làm tầng
ozone mặt đất dày lên (khi khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy …). Tầng
ozone mặt đất là nhân tố chính gây ra sương mù quang hóa, và nhiệt độ càng tăng
thì lớp sương này ngày càng dày. Không khí bẩn khiến tỷ lệ nhập viện và tử vong
ở bệnh hen suyễn tăng lên đáng kể, làm người bị bệnh tim và phổi chuyển biến xấu
hơn.
2. Nắng Nóng Liên Tục Kéo Dài
Nắng Nóng Kéo Dài Gây Cháy Rừng |
Nắng
nóng kéo dài khiến đất đai khô hạn, gây ra tình trạng khan hiếm nước sạch, cháy
rừng lan rộng, bão bụi và lũ quét diễn ra thường xuyên. Ở nhiều nơi trên thế giới,
thiếu nước dẫn tới những bệnh dịch nghiêm trọng. Ngược lại, mưa lớn khiến sông
hồ tràn nước, phá hủy nhà cửa, làm nguồn nước nhiễm bẩn, rác thải tràn lan và
không khí bị ô nhiễm.
Các
đợt nắng nóng kéo dài sẽ dẫn tới tổn hại nặng đến sức khỏe con người, với những
bệnh như ảnh hưởng tim mạch, đột quỵ, say nắng, thận...
3. Băng Ở Hai Cực Tan Nhanh
Băng Ở Bắc Cực Tan Chảy Với Tốc Độ Nhanh |
Nhiệt
độ ở Bắc Cực tăng nhanh gấp đôi các vùng khác, băng cũng đang tan với tốc độ rất
nhanh. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề tới con người và hệ động thực vật, khiến
mực nước biển dâng cao. Đến năm 2100, nước biển sẽ dâng lên thêm khoảng 30 đến
130cm, đe dọa hệ san hô và các khu vực địa hình thấp của thế giới. Các quốc đảo,
những thành phố lớn như New York, Mumbai, Sydney, Los Angeles, Rio de
Janeiro... sẽ bị nhấn chìm trong biển nước.
Ngoài ra, nồng độ axit trong nước biển cũng tăng cao, phần
lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này cứ tiếp tục tăng lên thì sớm hay muộn
hệ sinh vật dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn, đặc biệt là
các loài có vỏ, xương như thân mềm, cua và san hô.
4. Giới Sinh Vật Bị Tuyệt Chủng Dần
Các Sinh Vật Trên Trái Đất Sẽ Bị Tuyệt Chủng Dần |
Khi
môi trường sống cũng như khí hậu có sự biến đổi nhanh thì các loài động thực vật
thích nghi chậm sẽ bị đào thải khỏi hệ sinh thái mới (tuyệt chủng). Nhiều loài
động vật trên cạn và dưới nước đã di chuyển tới các vùng mát hơn hoặc vùng cao hơn
để thoát khỏi tình trạng nóng lên toàn cầu. Chúng cũng thay đổi tập tính theo
mùa và quy luật di cư.
Một
nghiên cứu năm 2015 cho thấy các loài có xương sống (cá, chim, bò sát, lưỡng cư,
động vật có vú) đang dần giảm về số lượng với tốc độ nhanh hơn 114 lần so với
thông thường.
Nếu
trái đất cư tiếp tục nóng lên như hiện nay thì chẳng mấy chốc môi trường,hệ
sinh thái trên trái đất bao gồm hệ động thực vật, con người và môi trường sống
sẽ hoàn toàn bị hủy diệt với tốc độ ngày càng nhanh dần.>>> Bạn Sở Hữu Loại Nào Trong 9 Loại Thông Minh?
>>> Bạn Có Tin Là Pitago Chết Vì Những Hạt Đậu?
Tham Khảo Zing
5 Giờ Ngày 8 Tháng 6 Năm 2017
Trung Tâm Laptopcare
Dịch Vụ Sửa Chữa Máy Tính Chuyên Nghiệp
Hotline 01232.620.620 - 0904.580.004
iCon Cảm XúcEmoticon