Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Bạn Có Biết Nọc Độc Rắn Được Điều Chế Thành Thuốc Trị Bệnh Tim Mạch?

Một phát hiện mới cho thấy nọc rắn có thể được dùng làm thuộc điều trị bệnh tim mạch. Đây là một phát hiện mang tính đột phá trong y học hiện đại.
Nọc Rắn Được Chế Thành Thuốc Chữa Bệnh
Nọc Rắn Được Chế Thành Thuốc Chữa Bệnh

Nọc Độc Rắn Được Dùng Để Điều Chế Thuốc

Nọc độc có thể thay thế aspirin (thuốc điều trị giảm đau). Theo một nghiên cứu mới đây, một loại protein có trong nọc độc của loài rắn sống ở vùng Đông Nam Á có thể giúp co giảm lưu lượng mạch máu của con người mà không hề gây ra tác dụng phụ.
Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột, loại protein này đã làm chậm lại tốc độ lưu chuyển của máu bằng sự nghẽn lại, do đó không tạo nên hiện tượng chảy máu không kiểm soát - vốn là tác dụng phụ của nhiều phương pháp điều trị.
Nọc Rắn Có Thể Giết Người Nhưng Cũng Có Thể Cứu Người
Nọc Rắn Có Thể Giết Người Nhưng Cũng Có Thể Cứu Người
Đây còn là một liệu pháp chống tiểu huyết cầu trong máu, ngăn chặn tế bào máu khỏi việc gắn kết và đóng cục nhanh, được dùng trong điều trị bệnh về tim. Dù vậy, vẫn cần thêm nhiều để nghiên cứu và kết luận chắc chắn hơn nữa để có thể sử dụng trên con người.

Quá trình thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Đài Loan đã sáng chế nên một loại thuốc tương tác với cơ quan thụ cảm trên bề mặt tế bào làm gắn kết máu. Nọc độc của loài rắn Tropidolaemus waglerix có chứa 1 loại protein - trowaglerix, sẽ bám chặt lấy các cảm quan đó (gọi là GPVI) để chặn chức năng gắn kết và đóng cục tế bào máu với nhau. Protein này đã được hòa vào máu và truyền vào cơ thể chuột.

Sự Khám Phá

Chuột thí nghiệm được chọn đã có tốc độ và tỷ lệ đóng cục máu chậm hơn những con khác, và cũng không bị chảy máu lâu. Những chi tiết cụ thể đã được đăng tải ở tập báo Arteriosclerosis, Thrombosis và Vascular Biology.

Tác Dụng Phụ?

Một số loại thuốc có chức năng có chức năng tương tự ở thời điểm hiện tại cũng được phát triển từ một loại protein khác dựa trên một thành phần khác của nọc rắn. Thường có tác dụng phụ là gây chảy máu, chính vì thế khắc phục được nhược điểm này là có thể tạo nên một bước đột phá trong việc điều trị bệnh một cách hoàn hảo “Không có tác dụng phụ”.
Phát Kiến Mới Này Sẽ Không Có Tác Dụng Phụ
Phát Kiến Mới Này Sẽ Không Có Tác Dụng Phụ
Với phát kiến mới này, sau khi được nghiên cứu kỹ và đưa vào áp dụng trong thực tế sẽ mang lại những ý nghĩa và giá trị thiết thực cho nền y học hiện đại.


Tham Khảo GK
11 Giờ Ngày 12 Tháng 6 Năm 2017


Trung Tâm Laptopcare
Dịch Vụ Sửa Chữa Máy Tính Chuyên Nghiệp
Hotline 01232.620.620 - 0904.580.004


iCon Cảm XúcEmoticon